Tại sao bạn không thay từ ngữ rỗng tuếch bằng việc làm dày cho luận điểm đó với những ví dụ cụ thể. Một bản CV thành công chính là bản CV hấp dẫn được con mắt của nhà tuyển dụng khi đọc nó. Hầu hết các nhà tuyển dụng thường để ý tới mục “kinh nghiệm làm việc” trong mỗi bản CV của ứng viên. Ngoài các công việc cũ có thời gian làm việc lâu dài, bạn có nên liệt kê các công việc thời vụ đã từng làm trong CV. Việc liệt kê này có ảnh hưởng đến nội dung bản CV không? Tìm Việc Gấp hướng dẫn cách trình bày các công việc thời vụ trên mẫu CV xin việc hoàn chỉnh bạn có thể tham khảo!
1. Có nên liệt kê các công việc tạm thời trong bản CV?
Có rất nhiều bạn sinh viên khi đi xin việc thường hay thắc mắc về vấn đề “Có nên đưa các công việc bán thời gian họ từng làm trong khi còn đang học vào trong bản CV xin việc mới hay không?”. Một số người trong thời gian Tìm Việc Gấp với các công việc mang tính chất ổn định đã lựa chọn một số công việc thời vụ để làm và cũng thắc mắc rằng “Liệt kê các công việc thời vụ vào bản CV có ảnh hưởng tới tính chuyên nghiệp không?”.
Theo như nhận định của Tìm Việc Gấp việc liệt kê các công việc thời vụ vào bản CV có thể nói là khá mạo hiểm. Bạn không nên cảm thấy xấu hổ khi làm những công việc tạm thời và cũng chẳng phải ngần ngại khi được yêu cầu nói về chúng. Nếu bạn là người có một danh sách dài các công việc thời vụ thì khi bạn liệt kê vào bản CV lập tức các nhà tuyển dụng đầy khó tính sẽ nghĩ bạn là một nhân viên kém cỏi, lười biếng, phiền hà, không kiên trì làm việc.
Có hai phương án để bạn lựa chọn. Một là bạn ghi lại các công việc tạm thời nhưng có chọn lọc, đôi khi chính những công việc mang tính thời vụ lại giúp bạn được nhận vào công việc mới. Hai là bạn cũng có thể lựa chọn cách bỏ qua những công việc này để tránh tạo ra những suy nghĩ tiêu cực cho nhà tuyển dụng về bạn. Tuy nhiên, sẽ có các nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi cho bạn về những khoảng thời gian trống này trong cuộc phỏng vấn đang xảy ra.
Để không xảy ra những điều không mong muốn bạn nên tập trung viết về những kinh nghiệm đa dạng, thiết thực mà bạn đã học hỏi và tiếp thu được trong quá trình làm những công việc tạm thời này. Bạn cần trình bày khả năng tiếp nhận, hoàn thành nhiều công việc khác nhau đã từng đảm nhận trước kia. Tất cả những thông tin này nếu biết áp dụng một cách chọn lọc vào cv tiếng anh, cv tiếng việt… hoặc các cv theo ngôn ngữ khác đều sẽ mang lại những hiệu quả nhất định. Vì vậy để đảm bảo cho cv của bạn luôn hoàn hảo mà không bỏ lỡ những thông tin quý giá bạn có thể xem ngay phần tiếp theo.
2. Làm thế nào để liệt kê các công việc thời vụ trong CV của bạn?
2.1. Đưa ra quyết định chính xác
Bạn cần đấu tranh tư tưởng và đưa ra quyết định xem có thực sự cần thiết liệt kê các công việc thời vụ mình đã từng làm ra hay không. Mục tiêu chính quan trọng của bản CV là thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có đầy đủ các tố chất cũng như những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và khả năng tốt để hoàn thành công việc sắp được đảm nhận. Ngoài tìm hiểu cách viết CV hay thì những nội dung bạn viết vào cv cũng rất quan trọng.
Nếu bạn chọn cách liệt kê các công việc có thời gian ngắn thì có thể không nên liệt kê những công việc thời vụ mà nó không thực sự liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Bạn nên khéo léo đưa vào bản CV những công việc đã đem lại nhiều kỹ năng tốt cho bản thân và miễn là nó không tạo ra một khoảng thời gian trống quá dài trong phần “thời gian làm việc” của bạn.
Theo lời khuyên thì bạn không nên bỏ qua việc viết các công việc tạm thời trong bản CV nhưng không nên liệt kê hàng loạt mà cần liệt kê các công việc có ít nhiều liên quan đến công việc hiện tại đang muốn ứng tuyển.
2.2. Viết vào CV các công ty thực sự bạn đã làm việc
Bạn hãy liệt kê tên công ty kèm theo vị trí thời vụ đã được đảm nhận trong bản CV xin việc của mình. Những thông tin này sẽ giúp chất lượng bản CV được nâng lên rất nhiều khi các nhà tuyển dụng để ý đến bản CV của bạn. Ví dụ như bạn có thể diễn đạt “Trợ lý giám đốc – vị trí tạm thời, công ty TNHH ABC,… hoặc vị trí tạm thời – trợ lý giám đốc, công ty TNHH ABC,…”.
2.3. Làm nổi bật các vị trí tạm thời
Không chỉ đơn giản liệt kê các vị trí tạm thời đã làm trước kia mà bạn còn phải làm nó trở lên nổi bật. Bạn có thể làm nó đặc biệt bằng cách diễn đạt sau: Vị trí tạm thời đảm nhận chức vụ trợ lý giám đốc tại công ty TNHH ABC, được tuyển vào làm toàn thời gian tháng 10 năm 2018. Bằng cách diễn đạt như trên đã thể hiện cho nhà tuyển dụng biết được tại vị trí tạm thời đã hoàn thành rất tốt công việc được giao và được nhận vào làm toàn thời gian.
2.4. Nếu bạn đảm nhận nhiều vị trí ngắn hạn tại một công ty nên trình bày thế nào?
Nếu bạn đảm nhận nhiều vị trí ngắn hạn tại một đơn vị công ty đã làm việc hay một vị trí tại nhiều công ty trước đó bạn nên liệt kê đầy đủ nhưng ngắn gọn. Hãy ghi đầy đủ các thông tin như ngày tháng năm, vị trí, tên công ty.
Ví dụ, nên viết như sau: từ 2017 – 2018 đảm nhận vị trí trợ lý giám đốc tại các công ty: Công ty TNHH ABC, công ty dịch vụ và truyền thông VN,…hoặc có thể viết: từ 2017 – 2018 làm việc tại công ty TNHH ABC dưới các chức vụ tạm thời là trợ lý nhân sự, trợ lý kinh doanh, trợ lý giám đốc,…
Bạn lên lưu ý liệt kê các công ty và các vị trí tạm thời có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển mà bạn nghĩ nó đem lại lợi ích cho CV của bạn.
2.5. Không nên viết chung với phần “ kinh nghiệm làm việc”
Bạn không nên để lẫn lộn các công việc làm chính với các công việc thời vụ trong bản CV. Cần tạo ra một mục riêng biệt cho các công việc tạm thời nếu trước đó bạn đã từng làm nhiều vị trí khác nhau trong khoảng thời gian dài. Phần này rất hữu ích khi bạn muốn trình bày công việc đã làm trong một khoảng thời gian dài.
Bạn cần trình bày đầy đủ các thông tin gồm tên cơ quan đã làm việc, vị trí đảm nhận, thời gian công tác và liệt kê các kỹ năng hay những thành quả đạt được trong quá trình làm việc.
Ví dụ như: Từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2018 làm việc tại công ty TNHH ABC với vị trí trợ lý giám đốc. Học được kỹ năng giao tiếp, cách ứng sử với đối tác và cấp trên. Thành tựu đạt được trong thời gian công tác đã hỗ trợ giám đốc kỹ hợp đồng trị giá… VNĐ với tập đoàn BCA,…
Với những kinh nghiệm cụ thể, các thành tựu với những con số biết nói sẽ là xúc tác rất tốt cho cách nhìn mà các nhà tuyển dụng dành cho bạn.
2.6. Từ những công việc ngắn hạn hãy tô điểm bản CV của bạn thật hoàn hảo
Từ những công việc ngắn hạn bạn học được nhiều kỹ năng làm việc hay những bài học trong công việc tại sao lại không thể hiện những điều đó trên bản CV của mình. Bạn nên trình bày và sắp xếp những công việc ấy thật khoa học theo trình tự sau: Thời gian làm việc – vị trí làm việc ngắn hạn – tên công ty, đơn vị đã làm việc – kỹ năng và kết quả đạt được.
3. Những từ ngữ gây “khó chịu” không nên xuất hiện trong bản CV xin việc
Theo như các chuyên gia tại trang tuyển dụng Cv.com.vn một trong rất nhiều vấn đề hay gặp nhất trong CV là các ứng viên lạm dụng từ ngữ thừa thãi. Chúng ta có thể nghĩ thêm thắt một vài từ ngữ tưởng như chẳng có ý nghĩa gì sẽ không làm ảnh hưởng đến nội dung cần truyền đạt nhưng sự có mặt của chúng lại đang dần biến bản CV của bạn trở lên vô nghĩa. Để gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng bạn phải tạo cho mình một mẫu CV đúng chuẩn, tránh những từ ngũ gây khó chịu cho nhà tuyển dụng.
Khi thêm chúng vào cũng chẳng thể giúp bản CV của bạn trở lên hấp dẫn hay đặc sắc trong hàng chục hành trăm các bản CV khác. Còn chưa nghĩ đến trường hợp nó sẽ gây ra cảm giác nhàm chán, không muốn bỏ thời gian ra đọc bản CV đó của các nhà tuyển dụng.
Bạn cần phải tạo cho mình một bản CV đầy đủ nhưng sạch đẹp. Sạch ở đây không phải là trình bày phông chữ hay chọn giấy in chất lượng mà nó được thể hiện trong cách bạn đưa nội dung vào bản CV để gửi đến người đọc. Dưới đây là một số từ ngữ bạn nên tránh không cho vào bản CV đặc biệt là phần “kinh nghiệm làm việc trong cv”.
Chăm chỉ:
Tất nhiên yếu tố chăm chỉ luôn là điều cần thiết trong công việc. Điều này bất kể một người nào cũng phải có. Chẳng một nhà tuyển dụng nào thuê một kẻ lười biếng về làm việc. Tại sao bạn không thay từ ngữ khô khan này bằng việc chứng tỏ luận điểm đó với những ví dụ cụ thể. Điều này sẽ gây ấn tượng hơn nhiều.
Thật thà:
Thật thà là điều mà bạn cần chứng minh thông qua những dẫn chứng, hành động chứ không phải là viết hai từ đó ra. Các nhà tuyển dụng rất thông thái họ nhận được ra ngay đâu là một bản CV thật thà và đâu là bản CV lươn lẹo chứa đựng những từ dối trá.
Giỏi giao tiếp:
Có lẽ đây là cụm từ củ chuối nhất mà bạn viết về bản thân mình. Không chỉ riêng bạn mà hàng trăm hàng nghìn ứng viên khác đều dùng cụm từ này để nói về khả năng của mình nó làm cho các nhà tuyển dụng phát ngán khi đọc phải cụm từ này. Thường thường các những bản CV tạo ác cảm với nhà tuyển dụng đều bị bỏ qua.
Mục tiêu nghề nghiệp của tôi hướng tới là:
Bạn đừng dùng nguyên một khoảng trống để trình bày mục tiêu nghề nghiệp của mình. Nếu bạn không trúng tuyển công việc này thì mục tiêu nghề nghiệp của bạn như thế nào? Điều mà các nhà tuyển dụng luôn muốn biết trong mỗi bản CV là kinh nghiệm là việc và kỹ năng của ứng viên. Thế nên đừng viết những điều thừa thãi với những từ ngữ vô nghĩa vào mối quan tâm của các đấng quyền năng.
Trình độ cao:
Bạn nghĩ thiển cận cho rằng các từ như “kinh nghiệm dày dặn” hay “ có trình độ chuyên môn cao” sẽ giúp bạn trở thành ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng chăng. Sự thật là nó chẳng thể giúp bạn cạnh tranh được với những hồ sơ khác, thậm chí còn mang đến những điều tệ hại hơn. Thay vì việc bạn nói “tôi có trình độ cao trong…” thì hãy tập trung thể hiện thành tích cá nhân và kỹ năng làm việc sẽ tạo được ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng.
Tham vọng bản thân:
Theo đa số nhận định thì từ “tham vọng” là một trong những từ thường tạo ra ấn tượng mạnh nhưng trong việc thể hiện nó trên CV lại phản tác dụng ngược lại. Đôi khi việc bạn thể hiện tham vọng bản thân một cách quá đà sẽ làm các nhà tuyển dụng thấy lo lắng khi các nhân viên tương lai của mình thổ lộ điều này từ quá sớm.
Để có được bản CV xin việc ấn tượng, độc đáo và tỏa sáng trong hàng trăm hồ sơ khác, thu hút được sự quan tâm của nhà tuyển dụng bạn cần phải chứng tỏ sự thông minh, chuyên nghiệp của mình qua việc trình bày các công việc thời vụ bằng những từ ngữ biết nói. Khi bạn đã thực hiện được những điều này cơ hội việc làm chỉ còn là sự chờ đợi một cuộc điện thoại hay một email mời bạn đến làm việc. một vài từ ngữ tưởng như chẳng có ý nghĩa gì sẽ không làm ảnh hưởng đến nội dung cần truyền đạt nhưng sự có mặt của chúng lại đang dần biến bản CV của bạn trở lên vô nghĩa.
Phương Duy – timviecgap.vn
Nguồn: cv.com.vn