Có nên nhảy việc mùa dịch? Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, nhiều người đang làm việc ở các ngành nghề khác nhau bị ảnh hưởng nặng nề. Vậy bạn có nên nhảy việc hay không? Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Có nên nhảy việc mùa dịch?
Với thị trường lao động, việc làm như vậy thì nhảy việc có thể là một quyết định nhiều rủi ro – đương nhiên rủi ro càng cao thì đôi khi cơ hội cũng càng lớn. Với câu hỏi có nên nhảy việc mùa dịch hay không, đáp án phụ thuộc vào bản thân bạn nhưng hãy nghĩ thật kỹ. Nên hay không nên đôi khi không chỉ do ý muốn cá nhân của bạn mà còn do các điều kiện khách quan.
Những điều bạn nên cân nhắc khi muốn nhảy việc mùa dịch sẽ là:
Xem thêm Khái niệm về HR Manager những điều bạn cần nên biết khi làm việc
Lý do thực tế khiến bạn muốn nhảy việc
Như đã đề cập, lý do nhảy việc mang tính cá nhân, bạn có thể trao đổi với quản lý, công ty hiện tại của mình về một vài nguyên nhân nào đó làm bạn muốn xin nghỉ hoặc phải xin nghỉ. Tuy nhiên, hơn ai hết thì chính bạn phải tự rõ ràng là vì đâu bạn muốn chuyển việc. Một số lý do phổ biến nhất có thể là:
- Môi trường làm việc độc hại, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn,
- Xung đột, tranh chấp với sếp hay đồng nghiệp, cảm thấy bị gây khó dễ hay bị cô lập.
- Khoảng cách đi làm quá xa gây mệt mỏi.
- Vấn đề sức khỏe hay điều kiện gia đình thay đổi (chuyển nhà).
- Cảm thấy công việc hiện tại không có tương lai, không có khả năng thăng tiến.
Bạn muốn chuyển sang vị trí nào, có nhiều cơ hội việc làm không?
Bên cạnh đó, giả sử sau khi phân tích bạn thấy rằng mình rất muốn nhảy việc, không gì có thể giữ chân bạn thêm nữa thì bạn phải tiếp tục trả lời câu hỏi rằng khi chuyển đi, bạn sẽ ứng tuyển vị trí nào – như hiện tại hay vai trò cấp cao hơn hoặc thậm chí là chuyển nghề? Đáp án cho câu hỏi này rất quan trọng đối với con đường sự nghiệp, triển vọng nghề nghiệp của bạn.
Cùng với đó, bạn cũng nên bắt đầu tìm việc, ít nhất là tìm kiếm để có thông tin xem vị trí đó hiện có đang tuyển nhiều không – đôi khi mùa dịch lại tuyển nhiều hơn cả bình thường và ngược lại. Các yếu tố như nhà tuyển dụng có ở gần khu vực bạn sinh sống không, mức lương có cao hơn hiện tại không, điều kiện phúc lợi khác như thế nào… đều đáng để bạn so sánh và củng cố quyết định của mình.
Thế mạnh của bạn là gì để thuyết phục được nhà tuyển dụng mới?
Nói cách khác, bạn tự tin vào điều gì ở bản thân? Kinh nghiệm, kỹ năng hay trình độ, mạng quan hệ? Bạn có bao nhiêu phần trăm tự tin là mình sẽ sớm nhảy việc thành công – nghĩa là tìm được việc làm mới lý tưởng hơn việc làm cũ? Nếu như ngay cả chính bạn cũng chẳng biết liệu mình có gì tốt, có gì xuất sắc hơn các ứng viên khác thì có lẽ bạn đừng nên nhảy việc mùa dịch. Không cạnh tranh được với các “đối thủ” của mình, bạn sẽ chỉ tự khiến mình khó khăn hơn mà thôi.
Xem thêm Timviec365.com.vn nơi tìm kiếm cơ hội việc làm lý tưởng cho bạn
Lường trước các tình huống sau khi nhảy việc mùa dịch
Có nên nhảy việc mùa dịch? Không thể phủ nhận một thực tế là nhảy việc mùa dịch có nhiều rủi ro hơn hẳn lúc bình thường. Bạn cần có nhiều kế hoạch và chuẩn bị sẵn một số giải pháp cho mình. Một số tình huống có thể xảy ra với bạn khi quyết định nghỉ việc và tìm cơ hội mới sẽ là:
- Có được công việc mới như ý, lương cao hơn, nhiều cơ hội thăng tiến hơn và môi trường tích cực hơn hẳn công ty cũ.
- Có việc làm mới nhưng môi trường căng thẳng hơn và bạn phải cực kỳ vất vả để thích nghi, tránh bị đào thải.
- Chấp nhận công việc mới chẳng có gì tốt hơn công việc cũ, thậm chí là tệ hơn.
- Không thể tìm được việc làm, thất nghiệp từ 2 – 6 tháng.
Với những tình huống như vậy, bạn sẽ phản ứng như thế nào, liệu bạn có còn sẵn sàng nhảy việc mùa dịch hay không? Chính bạn phải cân nhắc và đánh giá sao cho rõ ràng cả cái lợi, cái hại để cuối cùng không phải nuối tiếc là “biết vậy thì mình không nhảy việc”.
Covid-19 có làm thay đổi thứ tự ưu tiên của bạn không?
Quan điểm của chúng ta về cuộc sống có thể thay đổi trong và sau đại dịch Covid-19. Đối với nhiều người, Covid-19 khiến họ nhìn nhận lại điều gì mới thực sự quan trọng.
Làm việc cặm cụi 60h/tuần có thể đột nhiên trở thành ý tưởng tồi tệ sau khi bạn có khoảng thời gian dài WFH. Chăm sóc bản thân và gia đình trở thành ưu tiên mới khi bạn nhận ra mình đã dành quá nhiều thời gian cho công việc.
Hãy liệt kê điều gì quan trọng nhất với bạn lúc này và xem danh sách đó khác gì thời điểm trước đại dịch không. Nếu không biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể tự hỏi bản thân: Tôi thích làm gì nhất khi không làm việc? Câu hỏi này sẽ giúp xác định điều gì khiến bạn hạnh phúc hơn.
Điều gì trở nên quá sức chịu đựng?
Đại dịch giống như phép thử sức chịu đựng của mỗi người. Có một số điều kiện làm việc lâu nay bạn nghĩ mình có thể chịu được, nhưng giờ đây, bạn không thể. Đó thường là những vấn đề như overtime, môi trường làm việc độc hại, thu nhập không xứng đáng, yêu cầu thăng chức liên tục bị hoãn…
Cho dù bạn đang bức xúc về điều gì, thì bạn vẫn nên sớm thẳng thắn trò chuyện với cấp trên để tìm phương hướng giải quyết. Sau đó, nếu công ty không có động thái thỏa đáng để giải quyết vấn đề tồn đọng, bạn có thể bắt đầu nghĩ đến việc gửi CV đi nơi khác.
Xem thêm Timviec365.com.vn nơi tìm kiếm cơ hội việc làm lý tưởng cho bạn
Những ai nên nhảy việc mùa dịch?
Có nên nhảy việc mùa dịch? Bạn có thể nghỉ việc, nhảy việc mùa dịch nếu như đã sẵn sàng, trong đó đảm bảo được một số tiêu chí như là:
- Đã có chỗ làm mới tốt hơn nhờ được mời về làm việc hoặc do bạn bè, người thân giới thiệu công việc.
- Có tiền tiết kiệm, quỹ khẩn cấp đủ cho từ 3 – 6 tháng sinh hoạt (nghĩa là trong thời gian đó bạn có thể không có việc làm nhưng vẫn đủ ăn ở, chi tiêu bình thường).
- Tâm lý dám mạo hiểu và tin vào năng lực của mình – điều này rất quan trọng để bạn không bị ngay lập tức rơi vào trạng thái khủng hoảng, stress vì nhảy việc thất bại, không như ý.
- Chuẩn bị trước tâm lý là nhìn chung thì môi trường nào cũng sẽ có những ưu điểm và khuyết điểm nhất định, không thể là hoàn hảo. Điều quan trọng nhất là khả năng thích nghi của bạn, yêu quý công việc mình làm và chăm chỉ, cống hiến cho công ty, làm việc với hiệu suất tốt nhất.
Trên đây Timviecgap.vn đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin về có nên nhảy việc mùa dịch? Lý do muốn nhảy việc là gì?. Hy vọng nhưng thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( www.tnex.com.vn, vn.joboko.com, … )