Thiết kế app mobile phụ thuộc rất nhiều vào các chi tiết như giao diện, kiểu chữ, bố cục hay các nút điều hướng. Trong đó, bởi vì tính đặc thù vì vậy mà việc tạo kiểu chữ cho di động thường khá khó khăn. Vì vậy, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số nguyên tắc cần thiết để tạo ra các kiểu chữ hấp dẫn trên thiết bị di động.
1. Mức độ dễ đọc
Đây là mức độ phân biệt và nhận biết của các ký tự và từ trong một đoạn văn bản. Mục tiêu chính của kiểu chữ đó là khiến văn bản trở nên rõ ràng để người dùng không mất quá nhiều sức lực để nhận biết. Sau đây là một số các yếu tố ảnh hưởng đến độ rõ của một văn bản.
Cỡ chữ
Trên thiết bị di động thì kích thước của kiểu chữ vô cùng quan trọng. Phông chữ phải có kích thước đủ lớn để người dùng dễ đọc tuy nhiên không quá lớn để phân cấp quá nhiều kiểu chữ. Kích thước phù hợp sẽ là yếu tố để tạo ra một UX tốt trong thiết kế app.nhứ
Nguyên tắc thiết kế Cỡ chữ trong giao diện ứng dụng
Leading (trong văn bản)
Leading là khoảng cách giữa các đoạn văn bản với nhau. Khi thiết kế giao diện cho thiết bị di động thì khoảng cách các dòng nếu để quá rộng có thể phá hỏng sự thống nhất về mặt hình ảnh của văn bản trong khi nếu ngắn quá sẽ khiến người dùng khó đọc.
Độ dài dòng
Nếu muốn nội dung trở nên dễ đọc khi thiết kế ứng dụng thì mọi người cần xem xét đến toàn bộ các tham số bao gồm độ dài của một dòng văn bản. Độ dài dòng ở một thiết bị di động sẽ không giống như ở màn hình máy tính. Nếu các dòng quá dài sẽ vượt qua viền ngoài của màn hình, theo các chuyên gia thì số ký tự trên mỗi dòng nên để trong khoảng 30-40 ký tự.
Khoảng trắng
Trong quy tắc thiết kế thì không bao giờ các đoạn văn bản lại để liền nhau mà không có những khoảng trắng. Điều này sẽ khiến cho giao diện người dùng trở nên trông thật lộn xộn và khó điều hướng, đặc biệt người dùng sẽ rất khó nhìn. Lúc này, khoảng trắng sẽ phát huy tác dụng vô cùng lớn giúp làm giảm sự khó chịu cho mắt và tâm trí của người dùng.
2. Hệ thống phân cấp trực quan, ít phân cấp
Hệ thống phân cấp được áp dụng để sắp xếp nội dung trong giao diện một cách rõ ràng giúp người dùng có thể phân biệt được các bố cục dựa trên sự khác biệt về mặt vật lý của nó như là kích thước, màu sắc, độ tương phản. Đặc biệt nó còn chia cắt phần nội dung để người dùng dễ nắm bắt hơn.
Hệ thống phân cấp nội dung trực quan
3. Phông chữ đơn giản
Khi thiết kế phông chữ trong di động thì chúng ta nên hướng đến sự đơn giản, rõ ràng và điều hướng dễ dàng. Hãy chọn các phông chữ mang thiên hướng đơn giản hóa và dễ nhìn.
4. Độ tương phản
Độ tương phản cũng là yếu tố quan trọng mà nhà thiết kế có thể áp dụng vào việc thiết kế kiểu chữ trên ứng dụng để làm nổi bật hơn các yếu tố trong giao diện người dùng ứng dụng.
5. Ưu tiên nội dung
Để làm cho ứng dụng trở nên đơn giản thì các nhà thiết kế cần quan tâm đến việc sắp xếp nội dung một cách khôn ngoan. Người dùng thường sẽ mong muốn có thể truy cập nhanh vào thông tin mà họ tìm kiếm mà không muốn trên màn hình hiển thị những thứ phức tạp khác.
6. Kiểu chữ đáp ứng (Responsive typography)
Hầu hết người dùng hiện nay đều sử dụng các thiết bị sẵn có để lướt internet. Vì vậy, đây là lý do tại sao mà chúng ta lại phải thiết kế đáp ứng để đảm bảo các kiểu chữ, giao diện, phông chữ, bố cục có thể hiển thị được rõ ràng trên toàn bộ thiết bị di động của người dùng.
Kiểu chữ đáp ứng (Responsive typography)
7. Căn chỉnh văn bản
Tùy vào từng loại sản phẩm mà khi thiết kế ứng dụng chúng ta sẽ căn chỉnh khối văn bản sao cho phù hợp. Có thể để nó ở bên trái, bên phải hay ở giữa, sao cho hợp lý. Thông thường khi thiết kế app thì văn bản sẽ hay được căn trái. Cấu trúc như vậy sẽ giúp người đọc dễ dàng di chuyển từ văn bản này sang văn bản khác và quét nội dung nhanh chóng, dễ dàng.
8. Kiểu chữ chức năng (Functional typography)
Khác với máy tính, người dùng chỉ thực hiện các thao tác nhấp chuột và cuộn để tương tác thì với thiết bị di động sẽ cung cấp nhiều tính năng hơn. Có rất nhiều yếu tố văn bản trong giao diện di động cho phép người dùng thực hiện một số hành động nhất định như thực hiện cuộc gọi, nhắn tin, mua sản phẩm, truy cập website…
Như vậy trên đây là 8 kiểu chữ trên ứng dụng phổ biến nhất hiện nay được nhiều nhà thiết kế ứng dụng vào trong xây dựng giao diện app của mình. Hy vọng với nội dung chia sẻ trên mọi người đã có thêm nhiều kiến thức để triển khai việc thiết kế app đạt hiệu quả cao hơn.
Thông tin được tham khảo tại nguồn: 8 quy tắc về kiểu chữ trong thiết kế giao diện người dùng ứng dụng – Bizfly.vn