Ngành kiến trúc là gì? Bạn cần có những kỹ năng nào để làm kiến trúc sư? Nếu không có năng khiếu thì có nên theo đuổi ngành nghề này không?
Ngành kiến trúc là gì? Tại sao ngày nay có nhiều người trẻ yêu thích và theo đuổi ngành nghề này? Nếu bạn đang phân vân và không biết bản thân có thật sự phù hợp với ngành nghề này hay không. Hãy đọc bài viết này, Tìm Việc Gấp sẽ mang đến cho bạn lời khuyên hữu ích.
1/ Những ai có thể học ngành kiến trúc nội thất?
Rất nhiều người nói rằng, nghề kiến trúc chỉ thực sự phù hợp với những ai có năng khiếu. Nếu không có năng khiếu thì sẽ rất khó thành công ở lĩnh vực này.
Thế nhưng, quan điểm này không hẳn là đúng. Nghề kiến trúc không phải chỉ những người có năng khiếu mới học được, chỉ là nếu có năng khiếu thì sẽ dễ dàng hơn một chút.
Một diễn giả nổi tiếng thế giới Nick Vujicic đã chia sẻ rằng “Những ước mơ không chết, chừng nào bạn còn nuôi dưỡng nó bằng niềm đam mê”. Hay ngạn ngữ Tây Ban Nha cũng có câu nói “Mọi công việc thành đạt đều nhờ sự kiên trì và lòng say mê”.
Bạn chỉ cần là một người có đam mê, ham học hỏi và không ngừng đổi mới thì bạn hoàn toàn phù hợp với ngành kiến trúc. Bởi những gì liên quan đến thẩm mỹ luôn đòi hỏi sự sáng tạo và thay đổi không ngừng. Do đó, chỉ cần bạn có lòng say mê tìm hiểu và không ngừng học hỏi điều mới mẻ thì tin chắc bạn hoàn toàn có thể phù hợp với ngành kiến trúc.
Kỹ năng dành cho những ai đam mê ngành kiến trúc
1/ Kỹ năng giao tiếp tốt
Những ai có ý định theo đuổi ngành kiến trúc thì cũng cần rèn luyện thêm cho mình kỹ năng mềm giao tiếp.
Khi bắt đầu vào ngành kiến trúc, việc gặp gỡ khách hàng và lắng nghe yêu cầu của họ là rất thường xuyên. Vì thế, bạn cần trau dồi cho mình kỹ năng giao tiếp ngay từ bây giờ. Nó không chỉ phục vụ trong quá trình học tập mà còn giúp ích trong việc tạo lập mối quan hệ, tìm kiếm đối tác làm việc sau này.
2/ Trang bị kiến thức về pháp luật
Nghề kiến trúc là nghề cần trang bị những kiến thức pháp luật chuyên môn. Bạn cần phải không ngừng tìm hiểu và trau dồi những luật định liên quan đến ngành kiến trúc cũng như về quyền tác giả.
Bởi, mỗi một tác phẩm của kiến trúc sư là sản phẩm trí tuệ, do đó cần được bảo vệ đúng quyền lợi và không có ai có quyền được xâm phạm đến.
Hiểu rõ và nắm bắt luật không chỉ giúp bạn bảo vệ quyền lợi mà còn giúp bạn hạn chế gặp phải những rắc rối khi thực hiện các giao dịch thương mại.
3/ Nền tảng kiến thức toán cơ bản
Ngành kiến trúc là một trong những ngành rất cần có kiến thức về toán học. Những công trình hay sản phẩm được tạo ra đều dựa trên những số liệu tính toán chính xác, và đúng tỷ lệ khi thực hiện thực tế.
Vì vậy, hãy cải thiện khả năng toán học của mình nếu bạn thật sự muốn theo đuổi ngành kiến trúc sư.
4/ Am hiểu về mỹ thuật
Am hiểu về mỹ thuật là điều kiện tiên quyết để bạn đến với ngành kiến trúc. Để một sản phẩm kiến trúc được hoàn thành, nó đòi hỏi kiến trúc sư phải có sự phối hợp ăn ý và hài hòa giữa các màu sắc và họa tiết.
Và khả năng mỹ thuật này sẽ thể hiện trong những bản phác thảo ý tưởng của kiến trúc sư.
5/ Kỹ năng làm lãnh đạo
Khi bước vào nghề kiến trúc, bạn sẽ khó tránh khỏi việc hợp tác thực hiện dự án với những cá nhân khác. Và lúc ấy, kỹ năng làm lãnh đạo là một trong những yếu tố cần thiết.
Nếu bạn là một kiến trúc sư biết lắng nghe ý kiến từ người khác, biết tổ chức và lãnh đạo một tập thể để thực hiện dự án thành công. Tin chắc rằng cơ hội thăng tiến và thành công sẽ dễ dàng mỉm cười với bạn.
6/ Trang bị kiến thức kỹ thuật
Kiến thức về kỹ thuật cũng rất cần thiết trong nghề kiến trúc. Vì thế, bạn cũng nên có kiến thức nền tảng để khi bắt đầu vào công việc sẽ không gặp quá nhiều khó khăn.
Bạn có thể tham khảo những khóa học về kỹ thuật để nắm bắt nguyên tắc kỹ thuật căn bản. Những kỹ thuật cần biết như: kỹ thuật thiết kế đồ họa, kỹ thuật sử dụng phần mềm chuyên dụng trong ngành kiến trúc, kỹ thuật vẽ tỷ lệ,…
Nếu bạn đang có ý định theo đuổi ngành kiến trúc, hãy mạnh mẽ theo đuổi và trau dồi thêm cho mình những kỹ năng cần thiết trên. Chỉ cần đam mê và ý chí, bạn nhất định sẽ thành công, đừng lo lắng hay sợ hãi. “Cần cù bù thông minh”, đam mê bù đắp khuyết điểm. Sẽ không có ngành nghề nào là hợp hay không chỉ là bạn có thật sự thích và bằng lòng theo đuổi đến cùng hay không.
Phương Duy – timviecgap.vn
Nguồn: cv.com.vn