Làm Tester là gì? Tester là người kiểm thử phần mềm để tìm kiếm các lỗi, sai sót, hay bất cứ vấn đề nào mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Làm Tester là gì?
Tương tự như tên gọi, đáp án cho câu hỏi Tester là gì như sau: Tester chính là những người có nhiệm vụ thực hiện các công việc chính như kiểm tra các lỗi, đảm bảo chất lượng phần mềm được tốt nhất và hoạt động trơn tru nhất trước khi phân phối đến tay khách hàng. Tester tùy thuộc vào tầm quan trọng cũng như quy mô của dự án để đánh giá mức độ ảnh hưởng.
Có thể hiểu theo cách khác, Tester là những người có vai trò kiểm tra phần mềm cũng như các dự án tìm kiếm bugs, errors,… hoặc bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra đối với sản phẩm. Hiểu một cách đơn giản hơn thì họ có vai trò kiểm tra rồi báo cáo lại cho các nhóm phát triển để có thể cải thiện được những lỗi phát sinh. Hiện nay, có hai hướng chính mà các tester có thể chọn lựa cho công việc tương lai của mình, đó chính là Manual testing và Automation testing.
Xem thêm Tổng hợp các phần mềm lấy số điện thoại trên Facebook hiệu quả nhất 2021
Vì sao lại chọn trở thành Tester?
Thật ra thì nghề này chọn anh, không phải anh chọn nó.
Thời điểm anh tốt nghiệp, khái niệm Tester không phổ biến. Điều may mắn là anh làm trong MMSoft, một công ty nhỏ, nên anh có cơ hội trải nghiệm nhiều vị trí khác nhau.
Đó là một dịp tình cờ khi công ty đang cần Tester, nên công ty cử anh sang phụ team test, và anh dính với nghề này từ đó đến giờ. Anh cảm thấy có hứng thú với nghề test hơn development.
Anh có thể chia sẻ công việc thường ngày của mình không ạ?
Hiện tại anh đang quản lý 3 team Test nhỏ cả về Manual lẫn Automation cho một khách hàng của TMA.
Công việc chính của anh, về kỹ thuật là tư vấn các bạn trong team nên xử lý các tình huống test như thế nào.
Về công tác quản lý, anh theo dõi tiến độ công việc và chất lượng của các test release cho các dự án của mình và xử lý tình huống.
Vai trò của Tester là gì?
Tester là những người có khả năng nắm vững mọi công cụ cũng như kỹ thuật và kiến thức liên quan đến quá trình phát triển phần mềm. Trong giai đoạn phát triển cho sản phẩm thì Tester đóng góp vai trò kiểm tra, đánh giá để đưa ra các thông số kỹ thuật phù hợp nhất.Tester thường tham gia và chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc xác định điều kiện thử nghiệm và tạo ra được các thiết kế thử nghiệm.
Một số trường hợp thực hiện thử nghiệm và đưa ra các đặc tả cho quy trình cũng như dữ liệu thử nghiệm.Ngoài ra, mỗi Tester đều sẽ thực hiện quá trình tự động hóa cho các bài kiểm tra và đảm bảo cho việc thiết lập môi trường thử nghiệm, quản trị hệ thống và những nhân viên quản lý mạng làm việc đó.Trong quá trình kiểm thử, thông thường các Tester đều được yêu cầu ghi lại những kết quả đánh giá và kiểm tra khi tìm thấy lỗi. Họ sẽ thực hiện các giám sát và đảm bảo việc thu thập các số liệu liên quan đến hiệu suất công việc.
Muốn trở thành một tester thì bạn cần những gì?
Muốn trở thành một Tester không khó, quan trọng là bạn có đủ nỗ lực trau dồi hay không thôi. Khi nhận bất cứ một nhiệm vụ, công việc testing nào, yếu tố quyết định đó là bạn biết mình nên và sẽ làm gì.
Về kiến thức cơ bản
Mặt này thì là quan trọng nhất rồi. Anh không có kiến thức thì cho dù anh có đam mê, thiện chí đế đâu tôi cũng không thể tin tưởng giao nhiệm vụ cho anh được. Cụ thể, ngoài một số yêu cầu cơ bản đối với Tester như kiến thức nền tảng căn bản về máy tính, tin học văn phòng, sử dụng internet, cách cài đặt phần mềm thì đòi hỏi tiên quyết đầu tiên là cần phải biết đọc, phân tích phần mềm mới có thể kiểm thử, phát hiện lỗi sai nếu có.
Bạn cũng nên tìm hiểu và biết về các kiến thức lập trình, cụ thể ở các mảng như SQL, HTML hay CSS. Không cần quá chuyên sâu như dân lập trình nhưng ít nhất một Tester cũng phải biết cái mình đang kiểm thử nội dung nó như thế nào.
Xem thêm Top 4 ngành nghề có thu nhập cao ở Việt Nam mới nhất 2020
Kiến thức chuyên ngành của Tester
Làm Tester là gì? Thứ hai đó là có những kiến thức tổng quan về testing (nắm rõ các khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành, nắm được quy trình kiểm thử), có khả năng thiết kế test case hiệu quả. Quy trình kiểm thử phần mềm cơ bản có bước như sau:
(1) Test planning and control (lập kế hoạch và kiểm soát phần kiểm thử)
(2) Test analysis and design (phân tích và thiết kế)
(3) Test implementation and execution (thực thi và chạy test)
(4) Evaluating exit criteria and reporting (đánh giá và báo cáo)
(5) Test closure activities (kết thúc hoạt động kiểm thử)
Manual Tester và Automation Tester
Phần cuối mình sẽ cung cấp tổng quan một số kiến thức bổ trợ cho hai hướng testing cụ thể Manual Tester và Automation Tester như sau:
Manual Tester: Create a Test Plan (cách tạo một kế hoạch kiểm thử cụ thể), Design Test case (thiết kế test case), Test Design Techniques (Kỹ thuật thiết kế test case), Test reporting, Daily status reports (viết báo cáo), Defect management (tìm kiếm, phân tích, loại bỏ và quản lý các sai sót), Mobile application testing (chạy thử trên ứng dụng mobile), Windows, Website testing & Tools support, Risk based testing process and implementation: Đánh giá rủi ro khi kiểm thử …
Automation Tester: ngôn ngữ lập trình, Automation Tool/Framework cần thiết như: Ranorex, TestComplete, Selenium, Appium, Jmeter…
Xem thêm Xu hướng nghề nghiệp dẫn đầu năm 2021 bạn cần nên biết
Kĩ năng mềm cần thiết
Về kỹ năng: có hai kỹ năng mà theo mình là quan trọng nhất đó là kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp. Kỹ năng đầu tiên sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối với các thành viên khác, đặc biệt là developer. Công việc của một nhà kiểm thử có thể hiểu là cầu nối giữa nhà phát triển phần mềm và người sử dụng phần mềm.
Về phẩm chất: Làm Tester là gì? Đó là đam mê, kiên trì, lì đòn và cầu tiến. Bạn phải thích công việc mình làm thì mới có đủ nhiệt huyết để theo đuổi nó. Nếu không chỉ cần gặp một vài khó khăn là tự dưng bạn sẽ thấy hoang mang và chán liền. Kiên trì và lì đòn? Đúng vậy, làm bất cứ việc gì, đặc biệt là trong mảng công nghệ, phải luyện nhiều thì mới nâng cao tay nghề, có nhiều kinh nghiệm.
Trên đây Timviecgap.vn đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin về làm Tester là gì? Vì sao lại chọn trở thành Tester?. Hy vọng nhưng thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( itviec.com, topdev.vn, … )