Thực tập sinh có thể là một vị trí nhỏ bé. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng có được. Làm Intern ở các tập đoàn lớn sẽ mang lại nhiều cơ hội cho bạn. Đồng hành với nó sự cạnh tranh cũng không hề kém cạnh bất kì vị trí chính thức nào.
Thực tập là khoảng thời gian quan trọng giúp bạn cọ sát, học hỏi cũng là lúc nhà tuyển dụng tìm thấy cho mình nguồn nhân lực tiềm năng. Chính vì vậy mà rất nhiều công ty, tập đoàn lớn hiện nay đầu tư vào các chương trình Intern, Fresher. Nó như một “vườn ươm” lao động quan trọng và cần thiết. Vậy nên việc cạnh tranh để có được một vị trí thực tập thuận lợi cũng rất khốc liệt. CV chính là vũ khí đầu tiên!
Cẩm nang xin việc thành công cho thực tập sinh 2019
Thực tập sinh và những lưu ý
Trình bày logic, đẹp mắt, ngắn gọn
Tham khảo nhiều mẫu CV đơn xin thực tập chuẩn đẹp mắt của CV.com.vn tại đây
Mỗi khi đến mùa thực tập. Nhà tuyển dụng sẽ nhận hàng trăm CV của ứng viên. Họ không có thời gian để xem kỹ từng CV. Thông thường, nhà tuyển dụng chỉ dành ra 10 – 15 giây để lướt qua CV. Làm thế nào để CV sống sót qua thử thách 15 giây này?
Chưa bàn đến nội dung bên trong. Ngay từ hình thức trình bày đã đủ để nhà tuyển dụng quyết định có nên xem xét CV của bạn hay không. Một CV trình bày gọn gàng, thông minh sẽ dễ tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng. CV xin thực thực tập chỉ nên nằm trong độ dài 1 hoặc 2 trang A4 là được.
Tạo ấn tượng bởi kĩ năng
Không có nhiều kinh nghiệm là điểm yếu thường thấy của CV thực tập. Không sao, hãy bù đắp điều đó bằng kĩ năng. Với ứng viên xin vào thực tập. Nhà tuyển dụng thường rất chú trọng đến kỹ năng của bạn để xem bạn sẽ đi bao xa trong công việc đã chọn.
Vậy nên, hãy đặt mục kĩ năng ở một vị trí nổi bật và dễ quan sát trong CV. Đưa vào đó những kỹ năng liên quan đến công việc ứng tuyển. Từ thuyết phục nhà tuyển dụng. Nên nhớ là không nên bỏ qua bất kì “tài lẻ” nào nhé! Ngay cả việc bạn chơi cùng một môn thể thao với người lọc hồ sơ cũng là một lợi thế!
Lấy hoạt động xã hội làm điểm nhấn cho đơn xin thực tập
Các thành tích trong câu lạc bộ, tổ chức tình nguyện, chương trình từ thiện thường rất có giá trị trong đơn xin thực tập. Nhất là đối với các sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm.
Đừng chỉ dừng lại ở nêu tên công ty, vị trí làm việc hay thời gian làm việc. Bạn hãy viết chi tiết hơn. Nhà tuyển dụng sẽ hiểu bạn hơn nếu biết bạn đã làm tại vị trí nào. Đã trải nghiệm làm những đầu việc cụ thể nào. Được mọi người ghi nhận ra sao. Các con số thường sẽ tạo niềm tin và gây ấn tượng hơn. Vì thế, hãy tận dụng nó.
Mục tiêu nghề nghiệp mạnh mẽ
Thông thường, nhiều nhà tuyển dụng có xu hướng giữ lại những ứng viên có định hướng, mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với định hướng chung của đơn vị để làm việc lâu dài.
Vậy nên, nếu muốn CV của mình tỏa sáng, lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng, bạn nên thể hiện mục tiêu nghề nghiệp một cách rõ ràng, đi đúng trọng tâm và cho nhà tuyển dụng thấy lý do mà họ nên tuyển bạn.
Suy cho cùng ai cũng muốn làm việc với một người đam mê và trách nhiệm, điều này bạn sẽ thể hiện được ở mục tiêu của mình.
Kiểm tra, kiểm tra và kiểm tra
Trước khi gửi CV, bạn nên kiểm tra thật kỹ, tránh mắc các lỗi cơ bản như hỏng font chữ, màu sắc không thống nhất, không căn lề, lỗi chính tả trên CV…
Mẫu đơn xin thực tập càng sạch sẽ càng thể hiện sự chỉn chu, nghiêm túc của bạn đối với công việc muốn thử sức. Bạn nên kiểm tra CV, địa chỉ email nhà tuyển dụng, nội dung email ít nhất 3 lần trước khi gửi đi.
CV được gửi đi cũng đồng nghĩa bạn đã hoàn thành 1/3 công việc nên làm. Một tuần tiếp theo chính là thời gian chờ đợi nhà tuyển dụng gọi đến phỏng vấn.
Nếu không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng, bạn nên gọi điện thoại hỏi họ đã nhận được CV của bạn chưa. Điều này cũng phần nào thể hiện sự chủ động, tích cực của bạn.
Thực tập sinh và những sai lầm thường gặp
Mong đợi quá nhiều
Bài viết hoàn toàn không có ý rằng bạn không nên hi vọng điều gì trong suốt thời gian thực tập. Tuy nhiên, thực tế là hầu hết các chương trình thực tập đều chỉ là tạm thời. Nó không đảm bảo chắc chắn cho một vị trí chính thức trong tương lai tại tổ chức đó.
Nếu bạn chấp nhận một đề nghị thực tập. Bạn cần phải nhận thức được tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước khi chấp nhận vị trí này. Bạn sẽ phải hi sinh các cơ hội khác để đánh đổi lấy một sự lựa chọn bất an. Thậm chí công việc mà bạn hằng mơ ước lại ẩn chứa nhiều khó khăn và thử thách hơn cả những gì bạn nghĩ.
Vì vậy, hãy đừng mong đợi quá nhiều để tránh những thất vọng trong suốt thời gian này. Kỳ thực tập là thời gian để rèn luyện. Không phải là cột mốc thay đổi cuộc sống của bạn
Không nỗ lực với công việc
Một trong những điều đáng tiếc nhất cho kì thực tập của bạn là không nỗ lực hết sức với công việc. Nếu bạn đang làm việc như một thực tập sinh. Bạn cần biết rằng mình đang nằm trong tay một cơ hội quý giá để trải nghiệm. Vì vậy đừng hạ thấp mình xuống chỉ vì sự lười biếng hoặc thiếu nghiêm túc. Biết đâu, bạn lại đánh mất cơ hội được làm việc chính thức bởi điều này.
Hãy siêng năng, tận tâm hơn, có thái độ tích cực hơn trong công việc. Và quan trọng hơn hết, vững vàng hơn với những lời nhận xét của người giám sát công việc.
Không chịu khó học hỏi
Nhìn chung, việc thực tập sẽ giúp bạn có cơ hội được học hỏi các kỹ năng mới và có cái nhìn sâu sắc, tổng quan về một công ty. Chức năng của các bộ phận và công việc cụ thể. Theo định nghĩa, một thực tập sinh không phải là nhân viên”chính thức”. Nó là một chương trình đào tạo mà sẽ cho phép bạn có được một công việc trong tương lai. Vì vậy, hãy tiếp cận thời gian thực tập như một phần mở rộng của chương trình giáo dục của bạn. Hãy thử sức với một hướng đi mới trong sự nghiệp.
Đừng ngại ngần dành thời gian để đặt câu hỏi, tình nguyện làm các công việc, nhiệm vụ bổ sung. Học tên của tất cả mọi người mà bạn tiếp xúc. Nếu bạn chưa rõ về điều gì đó, hãy mạnh dạn hỏi người giám sát hay các anh/chị nhân viên cùng bộ phận thay vì cứ lẳng lặng thực hiện và mắc lỗi. Điều này sẽ giúp bạn có được những trải nghiệm quý giá.
Quá nhút nhát, thiếu tính chủ động
Ngay cả các chương trình cứng nhắc nhất cũng có những thời điểm để thực tập sinh tự nghiên cứu và học hỏi. Trong nhiều trường hợp, công ty hoặc người hướng dẫn sẽ không có thời gian để đào tạo, hướng dẫn bạn một cách đầy đủ. Hoặc cung cấp ngay lập tức các nguồn lực bạn cần để thực hiện công việc.
Nếu bạn gặp phải trường hợp này. Đừng ngồi im và chờ đợi người khác giao việc cho mình. Rất nhiều thực tập sinh lãng phí rất nhiều thời gian bởi sự rụt rè hoặc quá thụ động. Vì vậy, hãy chủ động giúp đỡ mọi người và yêu cầu công việc. Không gì có thể giúp bạn học hỏi nhanh hơn là từ chính những kinh nghiệm thực tế đâu.
Hay kêu ca, phàn nàn
Nhiều người than phiền rằng công việc thực tập của họ thật quá nhàm chán. Hoặc không đúng như những gì vẫn nghĩ. Tuy nhiên, việc phàn nàn, kêu ca trong quá trình thực tập sẽ không được người hướng dẫn đánh giá cao. Nếu bạn vẫn chỉ là một thực tập sinh và sẽ sớm bị loại khỏi vị trí khi kết thúc kỳ thực tập. Đó là bởi bạn liên tục kêu ca, phàn nàn về công việc của mình.
Không giữ mối quan hệ với đồng nghiệp
Nhiều người giữ một tư tưởng rằng mình chỉ là một nhân viên thực tập. Không cần phải giữ mối quan hệ với những nhân viên khác trong phòng, ban. Điều này khiến bạn đánh mất cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Được gặp gỡ, mở rộng các mối quan hệ. Hãy thể hiện sự chân thành và trân trọng trong suốt thời gian làm việc chung. Ngay cả khi bạn chỉ thực tập trong thời gian ngắn. Biết đâu đấy chính nhờ các mối quan hệ này mà bạn có được công việc ưng ý trong tương lai.
Để tránh mắc phải những sai lầm trên. Bạn cần phải có một sự chuẩn bị tốt không những kiến thức chuyên ngành mà còn rèn luyện các kỹ năng làm việc, giao tiếp chuyên nghiệp. Quan trọng hơn hết, bạn hãy tận dụng mỗi cơ hội thực tập. Chịu khó học hỏi, hăng hái, chú tâm trong công việc, giao tiếp tích cực . Và đặc biệt là phải trung thực trong công việc, chân thành trong ứng xử.
Những lưu ý khi viết CV thực tập cho các ngành khác nhau
- Viết CV thực tập Ngành Marketing
- Viết CV thực tập Ngành IT
- Viết Cv thực tập Ngành kế toán
- Viết CV thực tập Ngành nhân sự
- Viết CV thực tập Ngành kỹ thuật
Những điều cần lưu ý khi đi thực tập
Trong quãng thời gian chuẩn bị và đi thực tập, bạn cần lưu ý những điều sao có thể thực tập tốt nhất, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nếu cầu tiến, ham học hỏi, bạn có thể sẽ học được nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, quen dần với công việc mới của mình. Bởi mục tiêu của chương trình thực tập cho sinh viên của các trường là giúp các bạn trẻ có dịp làm việc thực tế, có thể liên hệ lý thuyết đã học vào công việc tương lai sau khi ra trường, giúp các bạn trẻ hòa nhập vào thị trường lao động, hòa nhập làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp nhanh hơn.
Trong khi đó, hầu hết sinh viên chuẩn bị đi thực tập đều rất bỡ ngỡ, lo lắng về chọn nơi thực tập cũng như khi đi thực tập. Do đó, bạn cần lưu ý khi thực tập qua những gợi ý dưới đây:
Có định hướng rõ ràng khi xin nơi thực tập
Nghĩa là bạn nên tìm đơn vị thực tập có vị trí công việc phù hợp với chuyên ngành mà mình đang theo học. Điều này giúp bạn có thể tích lũy kinh nghiệm, có kỹ năng, kiến thức để làm việc tốt hơn, dần quen với công việc sau khi ra trường với công việc tìm việc làm đầy cạnh tranh hiện nay. Nếu bạn học marketing hãy xin thực tập ở phòng marketing để học hỏi tốt nhất.
Chuẩn bị CV thực tập đẹp
Bạn nên tập trung đầu tư tạo một CV thực tập nổi bật cho bản thân. Điều này giúp bạn có thể tạo được sự khác biệt giữa hàng chục, hàng trăm hồ sơ của các ứng viên khác. Cơ bản, CV thực tập cần đầy đủ mà ngắn gọn, súc tích về quá trình học tập, tham gia hoạt động tập thể xã hội hay đi làm thêm parttime.
Trình bày rõ ràng, đẹp mắt, cách đặt tiêu đề CV ấn tượng và đúng chính tả. Tuy nhiên đối với những nơi thực tập như công ty, đơn vị nhà nước, dù trình bày khác biệt thế nào, bạn cũng cần tuân thủ những quy tắc cơ bản tạo CV thông thường như gồm thông tin tên, địa chỉ, năm sinh và mục kỹ năng…
Chuẩn bị kỹ khi được mời phỏng vấn
Nếu qua vòng hồ sơ, bạn sẽ được gọi mời phỏng vấn từ đơn vị tuyển dụng. Vì vậy, đây là ngày quan trọng để bạn có thể được trúng tuyển nên cần ăn mặc phù hợp, nghiêm túc và lịch sự. Trả lời câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. Tránh ăn mặc quá lòe loẹt, phá cách hay xăm trổ lộ liễu…
Bạn tham khảo các câu hỏi thường thấy khi phỏng vấn xin việc trong lĩnh vực của mình để có thể chuẩn bị trước. Cuối cùng, tham gia phỏng vấn, bạn nên trung thực, từ tốn.
Khả năng làm việc được đánh giá cao
Bạn đừng tự ti hay quá tự cao về trường học của mình. Bởi nhà tuyển dụng mong muốn tuyển người phù hợp chứ không phải là người giỏi nhất. Một nhân viên chuyên nghiệp, có kỹ năng tốt có thể học ở bất cứ trường nào, không có gì chắc chắn bảng điểm tốt sẽ tạo nên một nhân viên giỏi, làm việc tốt. Bạn nên thể hiện mình có thể làm được gì cho doanh nghiệp, bạn có phải là người hữu dụng cho công ty.
Chủ động trong công việc, chịu khó quan sát, học hỏi
Khi đến một đơn vị nào đó thực tập, bạn sẽ hoàn toàn bỡ ngỡ chưa biết gì trong môi trường mới. Vì vậy, để sớm hòa nhập, có thời gian thực tập bổ ích, bạn cần chủ động học hỏi và quan sát. Bởi môi trường công sở sẽ khác nhiều so với ở trường học.
Ở đó, mọi người đều có công việc làm của mình, có nhiệm vụ phải hoàn thành trong ngày. Họ có thể sẵn sàng giúp đỡ bạn nhưng không có nhiều thời gian. Vì vậy, bạn vào thực tập nên chủ động tìm hiểu về công việc bằng những cách có thể như tìm hiểu về công việc mình làm, tìm hiểu về doanh nghiệp đang thực tập cũng như chủ động quan sát công việc của mọi người trong phòng.
Bạn nên quan sát đồng nghiệp, văn hóa trong phòng để chủ động hòa nhập với mọi người. Điều này giúp bạn không chỉ thích nghi nhanh, được nhận xét thực tập tốt mà có kinh nghiệm làm việc thực tế cho bản thân.
Vấn đề lương thực tập
Khi đi thực tập, bạn nên nghĩ đến lợi ích mà mình nhận được không đo đếm được trong những bước đầu bỡ ngỡ sắp ra trường, chưa có tí kinh nghiệm làm việc thực tế trong lĩnh vực của mình. Thông thường, vị trí thực tập tại các doanh nghiệp sẽ không có lương.
Các công ty có thể hỗ trợ tiền ăn trưa hoặc tiền điện thoại. Có nơi có mức lương 1 – 3 triệu đồng/tháng. Dù có lương hay không có lương, bạn hãy vui vẻ, nhiệt tình trong công việc với mong muốn dành cho tương lai ra trường sau này của mình.
Cố gắng tìm người giúp đỡ mình trong thời gian thực tập
Đó là người có thể trả lời những câu hỏi, có thể hỗ trợ bạn trong khi thực tập. Bạn nên hỏi về công việc chi tiết, hỏi về công ty cho tới những lời khuyên mà họ có thể tư vấn cho bạn trong sự nghiệp của mình.
Bạn nên thiết lập mối quan hệ tốt với họ với quan điểm hai bên hợp tác hai chiều đem lại lợi ích cho cả đôi bên. Đừng chỉ nhận hoặc cho đi một chiều nhé.
Không nề hà các công việc được giao
Khi mới bắt đầu làm quen với công việc, bạn tuyệt đối không phân biệt việc lớn, việc nhỏ, không nề hà đối với các công việc được giao trong phòng.
Có như vậy, bạn mới được mọi người giúp đỡ, chấp nhận. Bạn có thể làm những việc không liên quan đến chuyên môn như photocopy, gửi fax, phân loại hóa đơn tổng hợp, tìm kiếm thông tin… Tất cả những việc văn phòng dù nhỏ cũng sẽ giúp bạn có dịp làm quen.
Dễ hiểu khi kinh nghiệm (experiences), kiến thức (knowledge) và kỹ năng (skills) vẫn là bộ ba yếu tố nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất trong CV của bạn, vượt lên hẳn so với những yếu tố như thành tích hay học vấn. Chắc bạn đã hiểu mình phải tìm cách highlight gì ở trong CV của mình rồi chứ?Bất ngờ ở đây là bên cạnh nội dung, thì hai phần của hình thức là dễ đọc và ngữ pháp – chính tả chiếm vị trí rất cao. Lý do rất đơn giản, nhà tuyển dụng sẽ hiểu cái cách bạn cẩn thận với bản CV của mình cũng chính là cách bạn sẽ cẩn thẩn và tận tụy như vậy trong công việc.
Như vậy đầu tư vào nội dung của một bản CV là quan trọng, nhưng hình thức của nó cũng quyết định không nhỏ đến thành công của bạn đấy.
Nếu bạn đã sẵn sàng cho thử thách phía trước. Hãy coi thực tập là bước khởi đầu tuyệt vời và có giá trị cho sự nghiệp của bạn. Tìm Việc Gấp chúc bạn may mắn và thành công.
Phương Duy – timviecgap.vn
Nguồn: cv.com.vn