Bạn đang sống tại Hà Nội? Bạn đang quan tâm đến công việc kinh doanh? Bạn muốn tìm hiểu những cách thức để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi? Hãy tham khảo bài thông tin chi tiết dưới đây giới thiệu về vị trí công việc nhân viên kinh doanh cũng như những bí quyết để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc tại Hà Nội nhé.
Nhân viên kinh doanh là gì?
1.1. Định nghĩa
Nhân viên kinh doanh là 1 thuật ngữ rất phổ biến trong xã hội hiện đại và thường gắn liền với các công ty, doanh nghiệp hoặc đơn vị kinh doanh tư nhân.
Trong những phạm vi nhất định, ngữ nghĩa cũng như công việc của nhân viên kinh doanh có nhiều điểm tương đồng với nhân viên bán hàng, do đó 2 thuật ngữ này hay bị đánh tráo và thường bị nhầm là một. Song thực chất nhân viên kinh doanh không phải là nhân viên bán hàng.
Vậy nhân viên là những ai?
Trong 1 doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh là những người có nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc đưa ra những giải pháp kinh doanh mục tiêu và giải pháp kinh doanh chiến lược để đem lại lợi nhuận tối ưu.
Trong thị trường lao động, nhân viên kinh doanh là bộ phận người làm nhiệm vụ kinh doanh có tính chất cạnh tranh cao, trong đó cạnh tranh khách hàng là vấn đề cạnh tranh nổi cộm dẫn đến phát sinh rất nhiều vấn đề khác liên quan đến doanh thu, lợi nhuận, quy mô đơn vị kinh doanh và thương hiệu sản phẩm.
Nhân viên kinh doanh do đó phải nắm bắt thị trường tốt nhất, không chỉ là những hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh mà còn phải phát hiện được cơ hội kinh doanh kịp thời, dự đoán được xu hướng thay đổi và phát triển trong nhu cầu của người tiêu dùng (khách hàng) cũng như đường đi nước bước của đối thủ cạnh tranh.
Nhân viên kinh doanh không phải đứng bán hàng tại các quầy hàng như nhân viên bán hàng, song lại là người bán sản phẩm, dịch vụ ra thị trường bằng cách nghiên cứu, tiếp cận khách hàng để tư vấn, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm nguồn tiêu thụ đầu ra.
Như vậy, bằng cách này hoặc cách khác, nhân viên kinh doanh phải là người đem lại được lợi nhuận tổng cho công ty, đảm bảo mức độ lưu thông hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của đơn vị kinh doanh được diễn ra bình thường bằng cách xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh.
1.2. Những công việc chính của nhân viên kinh doanh trong doanh nghiệp
Trong 1 đơn vị kinh doanh (công ty, doanh nghiệp), nhân viên kinh doanh là người:
Nghiên cứu thị trường, khách hàng, cơ hội kinh doanh, đối thủ cạnh tranh và xây dựng những giải pháp kinh doanh
Triển khai thực hiện những giải pháp kinh doanh để tạo ra doanh thu
Tìm kiếm khách hàng trong thị trường hoặc qua phương tiện công nghệ thông tin, tiếp cận khách hàng mục tiêu
Chủ động gặp gỡ khách hàng, giới thiệu, tư vấn sản phẩm và thuyết phục khách hàng để hình thành mối quan hệ kinh doanh
Theo dõi và quản lý những hợp đồng khách hàng
Giải quyết những vấn đề phát sinh trong kinh doanh, bao gồm cả những vấn đề khiếu nại của khách hàng hoặc vấn đề xấu đến từ đối thủ cạnh tranh
Thiết lập mạng lưới khách hàng tiềm năng
Phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong nhóm kinh doanh cũng như các bộ phận khác, nhất là bộ phận sales và truyền thông để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất
Báo cáo kết quả kinh doanh với cấp trên
Giải trình về những kết quả chưa tốt, đề xuất ý tưởng kinh doanh mới
Tiếp nhận và xử lý những công việc liên quan đến kinh doanh khác
Bí quyết để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc tại Hà Nội
Để tìm việc làm nhân viên kinh doanh tại Hà Nội thì bạn cần đáp ứng được những yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng đưa ra. Nhưng nếu muốn trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi thì bạn cần phải đáp ứng được những điều sau đây.
2.1. Xây dựng và rèn rũa tư duy kinh doanh nhạy bén
Trong kinh doanh, nhạy bén là điều rất cần thiết giúp bạn trở thành người xuất sắc và xuất chúng hơn người khác, nhất là trọng một thị trường lao động kinh doanh năng động và cạnh tranh như hiện nay.
Theo quy luật tất yếu của cuộc sống, trong một mảnh đất chật hẹp, tất cả mọi người sẽ không thể cùng sinh tồn và phát triển được. Phải cạnh tranh, bằng cách này hay cách khác sẽ có người bị đẩy ra, có người sẽ ở lại. Trong kinh doanh lại càng như vậy. Không thể cùng một lúc tất cả các sản phẩm, dịch vụ đồng chất của các đơn vị kinh doanh khác nhau lại đều có thể bán ra với số lượng lớn, phân phát đều cho khách hàng. Cơ hội kinh doanh là khách quan với người kinh doanh, và đòi hỏi nhân viên kinh doanh phải là người nhạy bén, quan sát, nắm bắt thông tin tốt để có thể giành phần thắng về mình. Vậy nên người ta mới nói, trong kinh doanh, ai nắm bắt được cơ hội kinh doanh thì chiến lợi phẩm kinh doanh sẽ thuộc về người đó.
Trong thị trường lao động thực tế, nếu chỉ có chuyên môn chưa đủ. Những người có chuyên môn kinh doanh tốt chưa chắc đã kinh doanh giỏi. Trong khi những người tư duy nhạy bén lại thường đạt được hiệu suất công việc nổi bật hơn.
Do đó, nếu xác định hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, bạn nhất định phải xây dựng và rèn rũa tư duy kinh doanh nhạy bén cho mình.
Về cách thức, tư duy kinh doanh có thể được hình thành và phát triển bằng nhiều cách khác nhau. Tùy thuộc vào trường năng lực của từng người mà hiệu quả của mỗi giải pháp lại có sự phù hợp chênh lệch. Tuy nhiên về cơ bản, bạn có thể tham khảo 1 số cách sau để phát triển tư duy nhạy bén trong kinh doanh:
Đọc nhiều sách kinh doanh, trong đó ưu tiên những cuốn sách có nội dung liên quan đến những trải nghiệm kinh doanh thực tế
Tăng trải nghiệm trong kinh doanh, đúc rút kinh nghiệm và lại tiếp tục trải nghiệm và đi lên từ những thất bại
Giao tiếp nhiều hơn: Đây là phương pháp cực kỳ hiệu quả không chỉ trong kinh doanh mà trong tất cả các lĩnh vực khác. Giao tiếp cho phép bạn có thể mở mang đầu óc không giới hạn. Qua mỗi lần giao tiếp, bạn có thể lĩnh hội được vô kể tri thức cũng như nhận diện những ưu hạn chế của bản thân, nhờ đó tư duy quan sát, lắng nghe và phân tích vấn đề của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều
Một tip nhỏ cho bạn đó là có thể tìm cơ hội tiếp cận và giao tiếp nhiều hơn với những người kinh doanh thành công đi lên từ những thất bại
Tích cực tranh luận và chủ động nêu lên ý kiến trong làm việc nhóm và giao tiếp
Học ngoại ngữ
Rèn luyện khả năng viết lách của bản thân, hay chính là khả năng sử dụng ngôn từ
Chơi thể thao và những bộ môn năng khiếu cũng là một trong những cách rất tốt để phát triển tư duy kinh doanh. Và nếu bạn để ý quan sát hơn, thì những người kinh doanh thành công thường rất tích cực thể dục thể thao và có ít nhất 1 năng lực nghệ thuật, năng khiếu
Ngoài ra, những phương pháp như chế độ ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, sống khỏe với nhiều cây xanh, chơi game phát triển tư duy, … cũng là những cách được xem là rất hữu ích cho việc hình thành và phát triển tư duy nhạy bén
2.2. Trau dồi kiến thức kinh doanh kinh nghiệm thực tế
Kiến thức kinh doanh có nhiều loại và đồng thời với đó là bạn có thể tiếp cận nó từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó, kiến thức kinh doanh kinh nghiệm thực tế được xem là nguồn tri thức có lời nhất, có khả năng đẻ giá trị bền vững và có thể tái sử dụng trong các hoạt động kinh doanh, nhất là trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh.
Bạn thấy đấy, một lý thuyết hay khi đem vào áp dụng trong thực tế thường bị vênh. Song một tri thức kinh nghiệm hay khi đem vào áp dụng trong thực tế lại thường có mức độ hợp lý nhất định.
Kiến thức kinh nghiệm thực tế có bản chất là những tri thức đã được thực chứng bằng những trải nghiệm của 1 người hay nhóm người, có thể thu nhận lại từ cảm tính hoặc lý tính thông qua những hoạt động thực tiễn của con người và đạt được kết quả nhất định.
Bạn có thể tiếp thu kiến thức kinh nghiệm tốt nhất từ những doanh nhân thành đạt hoặc những nhân viên kinh doanh xuất sắc.
2.3. Chủ động kết bạn, xây dựng mối quan hệ rộng rãi
Mối quan hệ chính là mảnh đất màu mỡ nhất giúp nhân viên kinh doanh có thể gieo mầm thành công cho những dự án của mình. Do đó, việc kết bạn, xây dựng và mở rộng mối quan hệ của bản thân cũng là 1 trong những yếu tố rất tích cực giúp nhân viên kinh doanh trở thành người xuất sắc.
Thông qua bạn bè, tư duy kinh doanh của nhân viên kinh doanh có thể rộng mở hơn.
Thông qua bạn bè, nhân viên kinh doanh thậm chí có thể xác lập mối quan hệ khách hàng, mối quan hệ đối tác và mở rộng mạng lưới khách hàng không giới hạn
Cũng thông qua bạn bè, mối quan hệ xung quanh, nhân viên kinh doanh có thể triển khai thành công nhất dự án kinh doanh, mở rộng nguồn tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm, thậm chí trong những lúc cấp thiết những mối quan hệ rộng rãi có thể giúp nhân viên kinh doanh có thể cứu nguy cho những giải pháp mắc phải sai lầm của mình.
Một nhân viên kinh doanh tuyệt đối không được phép thu hẹp mối quan hệ. Việc thu hẹp mối quan hệ trong làm kinh doanh giống như việc bạn tự cầm dao và chặt đứt rễ sinh sôi và dần dần chết từ đó.
Để có thể kết bạn và mở rộng mối quan hệ tốt nhất trong kinh doanh, tính cởi mở và kỹ năng tìm kiếm là 2 yếu tố tiên quyết.
2.4. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, nắm bắt tâm lý và thuyết phục khách hàng
Giao tiếp, nắm bắt tâm lý và thuyết phục khách hàng là 3 kỹ năng bắt buộc phải có đối với 1 nhân viên kinh doanh.
Giao tiếp trước hết là khả năng hằng ngày. Để giao tiếp từ khả năng chuyển thành có kỹ năng đòi hỏi nhân viên kinh doanh phải sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ có thể 1 cách có chọn lọc để đạt được mục đích giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp không phải là cái cố hữu, nó được phát sinh, hình thành và phát triển trong chính quá trình giao tiếp lâu dài của nhân viên kinh doanh với các mối quan hệ xã hội.
Từ giao tiếp và thông qua giao tiếp có kỹ năng, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng sẽ được hình thành nhờ sự quan sát, lắng nghe và tư duy nhạy bén.
Hiểu 1 cách cơ bản nhất, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng là việc bạn có thể xác định 1 cách tương đối đầy đủ những sở thích, nhu cầu, thị hiếu cũng như mức độ quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nói riêng, đối với thế giới quan nói chung.
Có được kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, mục đích giao tiếp của 1 nhân viên kinh doanh sẽ dễ dàng đạt được hơn rất nhiều.
Thuyết phục khách hàng có nhiều cấp độ. Cấp độ cao nhất của thuyết phục khách hàng là cấp độ xuất sắc, là khi bạn có thể làm cho người nghe (khách hàng) tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của bạn với những lập luận xác đáng, phong thái tự tin và năng lực chuyên nghiệp.
Thường thì kỹ năng thuyết phục khách hàng có thể đạt được tốt nhất thông qua giao tiếp có kỹ năng, nhờ kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng và kỹ năng này không phân biệt độ tuổi, trình độ, kinh nghiệm làm việc. Bất cứ ai cũng có thể đạt được nếu chịu khó quan sát, lắng nghe và học hỏi.
Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về việc làm nhân viên kinh doanh hiện đại, những bí quyết để trở thành một nhân viên có năng lực xuất sắc tại 1 thị trường lao động rộng lớn và năng động như Hà Nội hiện nay, hy vọng sẽ giúp ích và sẽ là hành trang vững chắc để bạn có thể hoàn thành tốt nhất những mục tiêu kinh doanh của mình và tìm việc làm phù hợp cho bản thân.