Chúng ta thường có quan niệm rằng, hoạt động trong ngành Marketing là những người cầm sản phẩm đi đến để giới thiệu, mời chào và thuyết phục khách hàng sử dụng. Dưới tác động của quá trình hiện đại hóa trong các hoạt động kinh doanh, buôn bán ngày một phát triển. Từ đó đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp phải có những chiến lược tối ưu để quảng bá phân phối hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ của mình. Và ngành Marketing chính là công cụ hữu hiệu để thực hiện nguyện vọng đó của doanh nghiệp.
Chúng ta thường có quan niệm rằng, hoạt động trong ngành Marketing là những người cầm sản phẩm đi đến để giới thiệu, mời chào và thuyết phục khách hàng sử dụng. Đó có thể là nhận định đúng, nhưng chưa đủ, bởi lẽ ngành Marketing còn bao hàm nhiều hoạt động ý nghĩa hơn, đặc biệt trong thời đại công nghệ tiên tiến như hiện nay.
Nhìn chung, các hoạt động Marketing giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về thị trường, đánh giá được các đối thủ cạnh tranh, hiểu biết nhu cầu của khách hàng và hoạch định chiến lược để thỏa mãn nhu cầu ấy một cách có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Các loại hình Marketing phổ biến nhất hiện nay?
Có hai loại hình Marketing phổ biến nhất hiện nay là Marketing truyền thống và Marketing hiện đại (hay còn gọi là Digital Marketing).
Marketing truyền thống hướng đến việc phân phối sản phẩm thông qua các kênh và công cụ bán hàng truyền thống như tờ rơi, gửi mail chào hàng… Trong khi đó Marketing hiện đai lại hướng đến việc dùng Internet để làm phương tiện cho các hoạt động Marketing.
Mỗi phương thức có ưu và nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu thị trường, đối tượng khách hàng và khả năng của doanh nghiệp mà áp dụng cho hợp lý. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số, lượng người sử dụng Internet ngày một tăng mà các hoạt động Digital Marketing cũng theo đó mà phát triển.
Việc học và nắm vững các kiến thức về Digital Marketing như Website, quảng cáo online, truyền thông xã hội (Social Media), các công cụ tìm kiếm (Search) như SEO và SEM, Email,… sẽ giúp công việc của Marketers thuận lợi hơn và đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
Vậy nhân viên Marketing làm gì?
Nhìn tổng thể, công việc chính của những nhân viên Marketing ( còn được gọi với tên khác là Marketers) là tìm hiểu, tổng hợp và phân tích nguồn dữ liệu về thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng. Từ đó đưa ra các định hướng, chiến lược phát triển phù hợp đem lại lợi nhuận cho công ty.
Các công việc cụ thể như sau:
– Nghiên cứu thị trường: tìm hiểu về xu hướng vận động của thị trường; phân tích các thuận lợi và khó khăn của một thị trường mới đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
– Tìm hiểu, phân tích và theo dõi đối thủ cạnh tranh; nhu cầu, phản hồi và thị hiếu của khách hàng.
– Hoạch định chiến lược kinh doanh và tiếp thị cho doanh nghiệp; thiết lập ngân sách Marketing; chịu trách nhiệm quản lý và vận hành chiến lược hoạt động hiệu quả.
– Xây dựng hình ảnh giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp như lên ý tưởng thiết kế logo, slogan, bao bì, mẫu mã, nhãn hiệu và các yếu tố khác nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.
– Quảng cáo: giới thiệu, truyền tải các thông tin sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng thông qua việc thiết kế catalogue, brochure, tờ rơi, tờ bướm, viết bài trên trang web, trang Fanpage của doanh nghiệp.
– Lên kế hoạch và tổ chức các chương trình quảng bá sản phẩm và dịch vụ của công ty, triển khai các dự án thích hợp cho từng địa điểm và thời gian nhất định, gởi mail đến khách hàng để giới thiệu và mời mọi người đến tham dự các sự kiện do công ty tổ chức.
– Quan hệ công chúng (PR): luôn quan tâm và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng của doanh nghiệp, luôn theo dõi phản ứng của khách hàng cũng như đảm bảo quyền lợi của họ đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty; thực hiện các hoạt động PR, tài trợ, triễn lãm, Marketing online,… để tăng khả năng bán hàng của doanh nghiệp.
– Đánh giá và phân tích kết quả của các chiến dịch Marketing, đưa ra các nhận định, chiến lược mới hiệu quả hơn trong tương lai.
Tóm lại, ngành Marketing là một phân ngành thú vị nhưng không kém phần quan trọng trong sự phát triển của công ty. Nó thú vị bởi sự linh hoạt và đa dạng các hoạt động mà các Marketers phải kinh qua, nó quan trọng bởi là cầu nối giúp đưa sản phẩm và dịch vụ của công ty đến gần hơn với người tiêu dùng.
Bởi không ngoa khi nói rằng Ngành Marketing – Nhân tố quyết định thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
Phương Duy – timviecgap.vn
Nguồn: cv.com.vn