Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ “Teamwork trong CV” chưa, bạn biết không trong xu thế tuyển dụng hiện đại nhà tuyển dụng đánh giá rất cao những ứng viên có kỹ năng này. Vậy Teamwork trong CV là gì? Hãy cùng Tìm Việc Gấp tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Teamwork trong CV là gì?
Teamwork hay còn được gọi với một cái tên khác là làm việc theo nhóm, đây là một kỹ năng trong CV xin việc rất quan trọng mà hầu hết ở vị trí công việc nào bạn cũng cần phải có. Để trở thành một nhân viên giỏi ngoài kỹ năng làm việc độc lập, bạn cần phải trang bị cho mình kỹ năng làm việc theo nhóm, có như vậy hiệu quả công việc mới được nâng cao.
Teamwork được ví như là ngôi nhà thu nhỏ, ở đó hội tụ nhiều thành viên, mỗi thành viên đều có cá tính khác nhau nhưng đều hướng về một mục đích chung.
Làm thế nào để truyền đạt kỹ năng Teamwork trong CV xin việc
Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói văn bản
CV xin việc là cái đầu tiên nhà tuyển dụng tiếp xúc với bạn, vì vậy nếu bạn muốn truyền tải những kỹ năng teamwork thì nên thuyết phục nhà tuyển dụng bằng ngôn ngữ văn bản.
Hãy viết những câu văn sắc sảo, không lên liệt kê lan man, hãy thể hiện kỹ năng teamwork bằng một số những vị trí công việc bạn đã từng đảm nhiệm cùng với đội ngữ teamwork trước kia. Bên cạnh đó, bạn cũng nên để ý đến cỡ chữ, font chữ, kích thước CV chuẩn và dễ nhìn để truyền đạt thông tin đến nhà tuyển dụng một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Liệt kê những kỹ năng liên quan đến Teamwork
Hãy ưu tiên những kỹ năng như là kỹ năng giao tiếp, là người có trách nghiệm trong công việc, biết cách lắng nghe và chắc lọc thông tin… những kỹ năng này sẽ làm nổi bật nên kỹ năng teamwork của bạn đó.
Theo xu thế tuyển dụng hiện đại, hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng đòi hỏi ứng viên của mình phải có kỹ năng làm việc nhóm. Chình vì vậy đối với những ứng viên đi tìm việc, cần chú ý đến 5 kỹ năng Teamwork quan trọng dưới đây để làm nổi bật CV xin việc khiến nhà tuyển dụng hoàn toàn bị đổ gục.
Những kỹ năng cần có trong Teamwork
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và trung hòa các mối quan hệ trong team của mình.
Trong quá trình làm việc theo nhóm, để kỹ năng giao tiếp được phát huy hiệu quả thì bạn và các thành viên cần phải có sự tương tác, bày tỏ quan điểm cá nhân, đưa ra những ý kiến tích cực. Bạn và các thành viên không phải ngại ngùng, hãy thoải mái đề xuất để xây dựng đội ngũ teamwork ngày càng vững mạnh.
Đây là một kỹ năng khá quan trọng vì vậy nếu bạn đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng ý kiến phát triển teamwork, thì trong quá trình xin việc bạn nên liệt kê kỹ năng vào trong CV xin việc. Ngoài ra đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để bạn có được CV xin học bổng thành công
Giải quyết các xung đột
Một trong những kỹ năng Teamwork quan trọng cần nhắc đến cần phải kể đến kỹ năng giải quyết các xung đột. Khi đã làm việc nhóm, với những quan điểm và cá tính khác nhau việc xảy ra xung đột hoặc bất đồng ý kiến là điều không thể tránh khỏi. Xây dựng một đội ngũ teamwork vững mạnh không phải điều đơn giản, đòi hỏi mỗi thành viên đều có trách nhiệm với công việc của mình, nếu một trong những thành viên đó không ý thức được mình cần làm gì và cần nói gì thì rất khó có thể làm việc lâu dài .
Chính vì vậy, biết cách giải quyết xung đột là một kỹ năng rất cần thiết, giúp cải thiện các mối quan hệ hiệu quả công việc cũng vì thế mà hiệu quả hơn.
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe cũng là một trong những kỹ năng rất quan trọng, giao giao tiếp là một chuyện, chuyện khác bạn phải hiểu được khách hàng bạn đang nghĩ gì. Nếu một người giỏi giao tiếp nhưng khi có một tình huống gì xảy ra, họ không chịu lắng nghe và luôn coi việc mình làm là đúng như vậy cũng không được. Trong teamwork phải có hai yếu tố giao tiếp và lắng nghe song hành với nhau. Vì vậy, bạn cũng nên chú ý khi viết CV xin việc nếu bạn đã đề cập đến kỹ năng giao tiếp thì nên bổ sung kỹ năng lắng nghe để làm nổi bật CV của bạn với nhà tuyển dụng.
Điều này sẽ là một điểm nhấn cực kỳ quan trọng nếu bạn đang muốn viết cv cho sinh viên chưa tốt nghiệp ngay từ bây giờ bởi khi bạn chưa học có ít kinh nghiệm, kỹ năng lắng nghe giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là một người có tinh thần học hỏi cao, sẵn sàng tiếp thu những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến công việc.
Để kỹ lắng nghe trong teamwork phát huy hiệu quả bạn có thể sử dụng một số biện pháp như sau: Trong một đội bạn có ý kiến trái chiều, hãy coi đó là những ý kiến theo hướng tích cực, không nên quá căng thẳng trong một vấn đề, hãy biết lắng nghe nhau để tìm ra một con đường tốt nhất.
Trở thành những đồng nghiệp đáng tin cậy
Để trở thành một nhân viên hòa đồng được bạn bè, đồng nghiệp yêu quý và cấp trên tin tưởng trọng dụng không phải là quá khó nhưng cũng không phải ai cũng có thể làm được. Nhiều người nghĩ rằng, những người được đồng nghiệp tôn trọng và sếp trọng dụng đều là những người nịnh bợ cấp trên, tuy nhiên quan điểm vô cùng vô lý. Lý do duy nhất họ lấy lòng được sếp đó chính là họ làm được việc, họ thông minh và nổi trội hơn tất cả mọi người; hơn thế nữa họ còn là một nhân viên đáng tin cậy. Với những ưu điểm này họ đã đủ ghi điểm với cấp trên và đồng nghiệp của mình rồi.
Luôn là người đúng giờ
Bạn đừng nên thất hứa hay là người chuyên đi muộn trong những buổi đi họp của cả teamwork điều này thể hiện bạn là người thiếu trách nhiệm trong công việc, về lâu về dài nó sẽ trở thành thói quen xấu đặc biệt làm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả công việc của một team.
Trên đây là 5 kỹ năng cần thiết giúp bạn hoàn thiện kỹ năng Teamwork của mình, ngoài ra sở hữu kỹ năng sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng, hãy là một ứng viên thông minh khi viết một CV xin việc nhé.
Làm thế nào để có phát huy được khả năng teamwork
Hiểu và có được những kỹ năng teamwork là một chuyện, nhưng phải làm sao vận dụng những kỹ năng đó vào thực tế hiệu quả lại trở thành bài toán khó cho nhiều người. Vậy phải làm thế nào mới có thế phát huy hết khả năng teamwork trong quá trình làm việc cũng như làm nổi bật nó trong CV xin việc. Tham khảo những gợi ý dưới đây để có cách làm hiệu quả nhất.
Lắng nghe ý kiến của mọi người
Bạn đừng bao giờ cho rằng tất cả những ý kiến của bạn đưa ra đều là đúng, đã làm việc theo nhóm không phân biệt một người nào cả, tất cả mọi ý kiến đều được đưa ra bàn luận và tìm ra hướng đi đúng nhất.
Hãy bình tĩnh và lắng nghe sự góp ý của mọi người, bạn không nên bảo thủ, những ý kiến mọi người góp ý có căn cứ thuyết phục được đông đảo số người trong nhóm tán thành thì bạn nên cân nhắc, xem xét lại đó có phái hướng đi tối ưu hay không.
Việc thừa nhận ý kiến của người khác đúng và quan điểm của bạn chưa đúng không thể hiện bạn là người không có chứng kiến mà nó thể hiện bạn là người biết sai và sửa sai, không cố chấp. Tính cách này nên cần phát huy trong mỗi lần làm việc theo kiểu teamwork.
Bạn có tin rằng nhà tuyển dụng sẽ dành cơ hội cho một ứng viên một người năng lực yếu nhưng bù lại họ biết mình ở đâu, lắng nghe đồng đội để hoàn thiện bản thân hơn là trao cơ hội cho một ứng viên giỏi nhưng bảo thủ không?. Bởi hầu hết những người giỏi bảo thủ thường là những người không có kỹ năng làm việc Teamwork lòng tự trọng của họ rất cao và họ luôn coi mình là trên hết. Đừng nên như thế, hãy là học cách hoàn thiện những thiếu sót của bản thân và học hỏi điều hay từ chính những đồng nghiệp của mình. Khi một teamwork biết lắng nghe sẽ tạo lên một ngôi nhà lớn, vững chắc sẵn sàng nhận những nhiệm vụ khó khăn nhất.
Tôn trọng, trợ giúp cùng nhau phát triển
Xây dựng được một đội ngũ đã khó việc đưa đội ngũ đó phát triển lại là vấn đề khó hơn. Để phát triển vững mạnh đòi hỏi mỗi cá nhân phát có kỹ năng teamwork thật tốt.
Mỗi cá nhân nên tự rèn luyện tính tự giác, ý thức quyết định nên tất cả, mọi người không thể ỷ lại công việc cho người khác, so bì, phân thưa. Ngoài ra, trong công việc có khó khăn hay vướng mắc gì ai cần giúp đỡ mọi người trong team phải biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Có như vậy mới xây dựng nên được một ngôi nhà vững chắc, mọi thành viên đoàn kết đùm bọc cùng nhau đi lên.
Trong những vấn đề nóng, mỗi người có một ý kiến, quan điểm cá nhân riêng thì nên hạ bớt cái tôi, thay vào đó là lắng nghe từng ý kiến cùng đồng nghiệp phân tích vấn đề, từ đó tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
Có ý thức kỷ luật và trách nhiệm trong công việc cao
Không chỉ có ý thức chấp hành nghiêm những quy định của nhóm, những công việc được giao mà bạn cần có ý thức trách nhiệm với các công việc của cả nhóm.
Làm việc theo nhóm không đơn giản là làm việc một mình mà cần có sự phối hợp với các thành viên trong nhóm để tìm ra hướng đi tốt nhất mang lại hiệu quả cao trong công việc, không thể phủ nhận tiến độ công việc cũng có thể là một nguyên nhân làm tinh thần của cả nhóm và bạn áp lực. Tuy nhiên, không phải vì lý do này mà bạn thiếu trách nhiệm hay ỷ lại không hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao và quan tâm đến thành tích cá nhân của riêng mình được. Sự ích kỷ của bạn có thể ảnh hướng đến cả một tập thể.
Trong những tình huống như thế này bạn sắp xếp công việc cá nhân sao cho hợp lý, sau đó cùng đồng đội tập trung giải quyết các vấn đề của nhóm.
Thẳng thắn, chính trực trong teamwork
Làm việc trong teamwork tuyệt đối không nên nịnh bợ hay có thói quen mách lẻo, khiêu khích, chỉ cần trong team có một thành viên như vậy có thể sẽ làm ảnh hưởng đến toàn nhóm.
Đã xác định làm việc theo nhóm thì hãy gạt cái tôi sang một bên, bỏ qua sự ích kỷ cá nhân, không nên để ý những chuyện nhỏ nhặt, tỵ nạnh với chính đồng nghiệp của mình … có như vậy teamwork của bạn mới phát triển được.
Trong những cuộc họp hãy thẳng thắn đưa ra những quan điểm cá nhân của bản thân mình, lắng nghe những ý kiến đóng góp của mọi người để dần hoàn thiện và sửa đổi. Có như vậy, bạn mới nhận được sự quý mến, tôn trọng của đồng nghiệp và sự nể phục từ cấp trên. Trong cuộc sống chẳng có một ai không mắc sai cả, cái quan trọng là bạn nhận ra lỗi sai và sửa chúng như thế nào. Trong một đội teamwork cũng vậy đồng nghiệp của bạn cũng sẽ đón nhận bạn nếu bạn là người biết lắng nghe và sửa những lỗi sai của mình.
Hi vọng với những thông tin của bài viết “Teamwork trong CV – Những điều bạn cần biết “ sẽ giúp bạn làm nổi bật kỹ năng này trong CV xin việc của bạn, chúc các bạn thành công.
Phương Duy – timviecgap.vn
Nguồn: cv.com.vn